CTV Danlambao - Khoảng 10 giờ sáng 17/10/2017 một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ban quản lý nghĩa trang (BQL NT) đã yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ
tùy thân, ghi lại thông tin cá nhân trước khi đồng ý cho mọi người vào
nghĩa trang viếng mộ.
Mọi người thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.
Dâng hương xong, mọi người ra về thì bị BQL NT và hơn 20 công an ngăn
cản, không cho ra khỏi khu nghĩa trang. Phía công an yêu cầu những người
đi thắp hương viếng mộ phải “làm việc” với họ, trả lời rõ vì sao đến
đây. Mọi người phản đối cách hành xử vi phạm pháp luật, coi thường anh
linh những người đã khuất và từ chối làm việc với công an.
Hơn một giờ đồng hồ sau, blogger Nguyễn Hoàng Vi và chị Trần Thu Nguyệt
đã tự ra mở cổng, liền bị hàng chục công an, côn đồ xông vào ngăn cản,
xô đẩy. Phía công an huy động lực lượng ngày càng đông đến bao vây khu
nghĩa trang.
Ký giả Trương Minh Đức yêu cầu gặp người chỉ huy của toán công an, yêu
cầu mở cửa cho đoàn thăm viếng mộ ra về. Một người mặc thường phục, tự
xưng là trưởng ban QLNT nói rằng “chúng tôi muốn biết các anh chị chụp
hình với băng rôn khẩu hiệu gì?”. Ông Đức trả lời nói rằng mọi người dân
đều có quyền đi thăm viếng mộ những người đã nằm xuống. Chính việc ngăn
cản của công an đã vi phạm pháp luật. Ông cũng thẳng thắn nói cho công
an biết nội dung của các băng rôn, khẩu hiệu là khẳng định chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc, tri ân 74 vị anh hùng VNCH đã vị quốc vong thân để
bảo vệ Hoàng Sa 43 năm về trước.
Sau khi bị giam lỏng gần 2 tiếng đồng hồ, công an mới mở cổng để mọi người rời khỏi nghĩa trang Bình An.
Trao đổi với CTV Danlambao, Blogger Dương Lâm- một thành viên MLBVN cho biết: "Tôi cảm thấy bất ngờ vì phản ứng thái quá của một nhóm người mang sắc phục của nhân viên công quyền bởi:
Thứ nhất: chúng tôi đến nghĩa trang thăm viếng, dâng hương là thể
hiện tấm lòng của mình với những người đã khuất. Việc làm này mang tính
nhân văn và không hề vi phạm pháp luật Việt Nam.
Thứ 2: Việc nhà cầm quyền huy động khoảng 20-30 nhân viên công lực để
giám sát nhóm người chúng tôi như vậy là rất lãng phí. Lãng phí trong
điều kiện nên kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn, nợ công tăng vọt. Việc
làm này của nhà cầm quyền thật không đáng.
Thứ 3: tôi nghi ngờ vào sự hòa hợp mà nhà cầm quyền cộng sản đang kêu
gọi. Làm sao có sự hòa hợp dân tộc khi họ đang phân biệt đối xử với
ngay những người Việt Nam đã khuất?
Luật sư Lê Công Định, người có mặt trong nhóm tưởng niệm cũng chia sẻ: “Chúng
tôi đến viếng nghĩa trang binh sĩ VNCH vừa để tưởng niệm ngày Hoàng Sa
bị Trung Cộng xâm chiếm, vừa hương khói ngày Tết cho người nằm xuống vì
quốc gia. Cá nhân tôi muốn tự mình đánh giá xem nhà cầm quyền thực tâm
hoà giải dân tộc thế nào và có đúng như họ tuyên truyền hay không?
Thái độ thù hằn dành cho chúng tôi và hành động giữ người trái luật
của họ sáng nay đã gửi ra một thông điệp rõ ràng là không hoà giải gì
cả. Điều này thật đáng tiếc và tôi vô cùng thất vọng trước chính sách
hai mặt này của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam”.
Blogger Phạm Thanh Nghiên thành viên MLBVN chia sẻ thêm cảm nghĩ của mình trong chuyến tưởng niệm ngày hôm nay: “Đây là lần đầu tiên cá nhân tôi đến nghĩa trang VNCH để thăm viếng các chiến sĩ VNCH.
Tôi là một người sinh sau 1975 và sinh tại miền Bắc. Khi còn đi học cho đến khi đã trưởng thành, tôi vẫn có cái nhìn sai lệch và hiểu lầm về chế độ VNCH. Thậm chí còn gọi họ là "nguỵ". Tôi chỉ biết sự thật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng là lúc tôi công khai, mạnh dạn cất lên tiếng nói của một người Việt Nam đúng nghĩa. Tôi đã hiểu về chế độ VNCH, hiểu về cuộc chiến mà ông Hồ và những người cộng sản thực hiện và rêu rao là cuộc “giải phóng miền Nam”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn nói về "Hoà giải hoà hợp dân tộc", nhưng những gì họ đã làm trong hơn 40 năm qua hoàn toàn ngược lại.
Tôi là một người sinh sau 1975 và sinh tại miền Bắc. Khi còn đi học cho đến khi đã trưởng thành, tôi vẫn có cái nhìn sai lệch và hiểu lầm về chế độ VNCH. Thậm chí còn gọi họ là "nguỵ". Tôi chỉ biết sự thật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng là lúc tôi công khai, mạnh dạn cất lên tiếng nói của một người Việt Nam đúng nghĩa. Tôi đã hiểu về chế độ VNCH, hiểu về cuộc chiến mà ông Hồ và những người cộng sản thực hiện và rêu rao là cuộc “giải phóng miền Nam”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn nói về "Hoà giải hoà hợp dân tộc", nhưng những gì họ đã làm trong hơn 40 năm qua hoàn toàn ngược lại.
Ngày hôm nay, tôi và các anh chị em khác tới đây để viếng mộ những
người lính đã ngã xuống để bảo vệ nền tự do của chế độ VNCH, cũng là để
tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh 43 năm trước trên đảo Hoàng
Sa khi giao chiến với quân Trung cộng xâm lược. Nhìn những ngôi mộ xơ
xác, tiêu điều của các chiến sĩ VNCH, và nhất là qua sự việc chúng tôi
bị giam lỏng trái phép ngày hôm nay, chính là câu trả lời rõ ràng nhất
về thực tâm “Hoà hợp, hoà giải” của nhà cầm quyền cộng sản. Những gì xảy
ra trên đất nước này hơn 40 năm nay, sự thù hằn đối với cả những ngôi
mộ của người “thua cuộc”, ta có thể khẳng định rằng “hoà hợp, hoà giải”
chỉ là một trò hề.”
Đây không phải lần đầu tiên người dân đi thăm viếng nghĩa trang các
chiến sĩ VNCH bị nhà cầm quyền ngăn cản và gây khó khăn. Sự việc này,
chắc hẳn không phải lần cuối cùng. Chừng nào cộng sản VN còn cầm quyền,
chừng ấy sự hằn thù do chính những người cộng sản chủ trương sẽ được duy
trì, nói gì đến thì “hoà hợp, hoà giải Dân tộc.”
0 comments :
Post a Comment