Trong những
ngày qua, dư luận xã hội đang bất bình trước sự việc nhà cầm quyền cộng
sản Việt Nam cho tăng giá xăng dầu thêm 8.000₫/lít với lý do để bảo vệ
môi trường, nhưng thực chất là “hút máu” người dân.
Ngày
15/01/2017, nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước đã cầm banner có biểu
ngữ: “tăng giá xăng dầu là hút máu người dân” để phản đối việc tăng giá
xăng dầu trong nước.
Được biết, vào
ngày 14/01/2017, Bộ tài chính đã công bố dự thảo luật sửa đổi, bổ sung
luật môi trường nhằm tăng giá thuế của các sản phẩm liên quan đến xăng
dầu. Cụ thể: khung mức thuế áp dụng cho xăng là 3,000 – 8,000 đồng/lít
(hiện nay 1.000 – 4.000 đồng/lít); nhiên liệu bay bị áp khung mức thuế
từ 3,000 – 6,000 (hiện nay là 1,000 – 3,000 đồng/lít). Vì vậy, sau khi
tăng giá xăng thêm 8.000₫/lít thì giá xăng sẽ là 26.000₫/lít (khoảng
USD4 /gal)
Từ Sài Gòn, nhà
hoạt động Sương Quỳnh tức giận bày tỏ: “Bộ Công Thương đang nhăm nhe
tăng giá xăng thêm 8000 đồng/lít với lý do để bảo vệ môi trường. Trong
khi đó vẫn tiếp tục để Formosa xả thải làm độc hại biển,xả khói làm ô
nhiễm không khí. Formosa gây ô nhiễm không chỉ ở Miêǹ Trung, mà ngay tại
nhà máy tại Nhân Trach và hàng chục nhà máy khác đang đầu độc nguồn
nước, đất đai khắp cả nước. Do đó, việc thu tăng giá xăng với lý do vì
bảo vệ môi trường hoàn toàn toàn ngụy biện. Trong khi giá xăng bây giờ
VND 17,500 đã rất cao so với giá xăng thế giới. Do đó người dân cần phải
lên án việc hủy hoại môi trường của các nhà máy được nhà nước cấp phép
và phản đối việc tùy tiện tăng giá xăng, vì như vậy là hút máu nhân
dân.”
Còn facebooker
Võ Ngọc Sinh phân tích: “Đánh thuế môi trường vào xăng dầu là tàn phá
môi trường! Khi đánh thuế môi trường vào xăng dầu, thì giá xăng dầu ở
Việt Nam sẽ tăng cao, làm cho giá thành vận chuyển cao. Để tồn tại người
dân và doanh nghiệp buộc phải sử dụng phương tiện cũ, nên sẽ gây ra ô
nhiễm trầm trọng hơn. Đánh thuế môi trường vào xăng dầu là Việt Nam đang
sử dụng chính sách thuế cào bằng giữa các ngành nghề. Mọi ngành nghề dù
có gây ra ô nhiễm hay không cũng đều phải chịu thuế như nhau. Cũng có
nghĩa là chính phủ đang bắt ngành nghề sạch, thân thiện với môi trường
phải nuôi ngành nghề bẩn gây ô nhiểm môi trường. Điều đó cũng có nghĩa
là chính phủ Việt Nam đang nuôi dưỡng, khuyến khích, thu hút các ngành
nghề bẩn vào Việt Nam để tàn phá môi trường Việt Nam…”
Nguyên Nguyễn/SBTN
0 comments :
Post a Comment