Người Quan Sát (Danlambao)
- 5 ngày sau khi vụ thảm sát Đồng Tâm xảy ra, Bộ Công an đã có buổi
thông tin chi tiết đến báo chí. Theo Thượng tướng Lương Tam Quang công
bố thì ba huân chương chiến công hạng nhất đã được trao tặng cho ba anh
hùng... té giếng.
Bộ Công an mất tới 5 ngày để dàn xếp thông tin, nhưng kịch bản đưa ra cũng không hề khá hơn dự đoán.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc “các chiến sĩ hy sinh trong tình huống nào?”, Thứ trưởng công an Lương Tam Quang mô tả chi tiết: "Mục
tiêu của lực lượng chức năng là bảo đảm an ninh xây dựng tường rào. Qua
trinh sát nắm tình hình biết các đối tượng đã chuẩn bị vũ khí, có âm
mưu đốt trụ sở UBND xã Đồng Tâm, nhà văn hóa, đốt cây xăng, gây tiếng
nổ, tạo tiếng vang qua đó cản trở, ngăn cản việc xây dựng tường rào...
Vì vậy phải bố trí lực lượng vào thôn Hoành, để bảo vệ công trình từ xa.
Hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ. Lúc đó không hề có lệnh bắt
giữ, dù biết rõ đây là nhóm quá khích. Đây chỉ là các tổ công tác đảm
bảo tuyệt đối an toàn nhất các tình huống xảy ra".
Như vậy có thể thấy là chủ đích bao vây, cô lập chốt chặn thôn Hoành của
Bộ Công an là có ngay từ đầu. Toàn bộ các âm mưu suy đoán rằng công an
truy bắt người dân phá tường rào trước đó rồi “đối tượng chạy trốn” vào nhà cụ Lê Đình Kình do lực lượng AK47 tung ra bỗng trở nên trò hề.
Nực cười nhất là “bảo vệ công trình xây dựng tường rào từ xa” mà công an phối hợp với điện lực và bưu điện để cắt mạng, cúp điện cô lập người dân.
Ông Quang cho biết: “Va chạm ban đầu xảy ra chốt số 16, đóng ở cổng
làng thôn Hoành. Khi lực lượng vào khu vực cách cổng làng 50 m thì các
đối tượng đã sử dụng lựu đạn tấn công. Quả đầu tiên nổ nhưng không gây
thương tích. Khi đó đã xảy ra phạm pháp quả tang, lực lượng chức năng
được tiến hành các biện pháp cần thiết.”
Va chạm ban đầu xảy ra vì sao?
Tại sao lực lượng chốt chặn phải tiến vào cổng làng trong đêm tối?
Với các thông tin do đội tình báo tinh nhuệ tài ba đưa ra trên kia, tại
sao công an phải tiến vào cổng làng khi trời chưa sáng như ăn trộm ăn
cướp vậy?
Vì đang đêm công an mò vào làng nên bị mới bị tấn công? Và lấy lý do là “ngay
cả khi triển khai các biện pháp truy đuổi thì vẫn kêu gọi hạ vũ khí,
đầu hàng. Nhưng các đối tượng tiếp tục tấn công từ trong nhà ra. Tổng
cộng nhóm đối tượng này đã ném hai quả lựu đạn vào lực lượng chức năng
trong đó quả đầu tiên phát nổ nhưng không gây thương vong, quả thứ hai
không nổ.”
Đã có lựu đạn ném ra, mà chỉ huy lực lượng công an vẫn để “tổ công
tác ba người, gồm: Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy Phạm Công Huy và
Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân, tiến hành truy đuổi các đối tượng”?!
Và do 3 "chiến sĩ" này nhảy vào nhà người ta giữa lúc trời chưa sáng, nên khi đang “chạy thì ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4 mét”?
Ba "chiến sĩ" tự té, vì giếng trời này chính là khoảng cách giữa 2 căn nhà khác nhau.
Giếng trời giữa hai nhà tại hiện trường Đồng Tâm. Nguồn: Internet
Hình ảnh được công bố trên mạng xã hội cho thấy, một giếng trời, tạm gọi
là cái hố sâu khoảng 4m khoảng cách giữa hai nhà chưa đến 2m, làm ba
"chiến sĩ" giết dân tự sa chân.
Và để hợp thức hoá cho hành vi té giếng anh hùng này thì cả ba "chiến
sĩ" không thể sống bởi lý do mà Thượng tướng Lương Tam Quang đưa ra là “Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa”.
Đây chính là mấu chốt vấn đề.
Trong số "ba chiến sĩ" té giếng có 2 người thuộc Trung đoàn Cảnh sát Cơ
động Thủ đô, một người thuộc đội Phòng cháy chữa cháy, Công an Tp Hà
Nội. Cả ba chiến sĩ được cho là hy sinh trong tình trạng không thể nhận dạng nên gia đình phải quyết định cho thử ADN.
Khi ba người bị rơi xuống hố, bị đổ xăng phóng hoả trong bao nhiêu lâu,
và cả đoàn quân tinh nhuệ mà Bộ Công an cử đi làm nhiệm vụ đã ở đâu và
làm gì?
Nói tóm lại, kịch bản mà Bộ Công an sau 5 ngày bịt kín các ngã thông
tin, dàn xếp quay video nhận tội trên mạng, cuối cùng lại bị ba anh hùng
liệt sỹ té giếng làm hư bột hư đường.
Ngày 9/1/2020 lịch sử Việt Nam có thêm khái niệm chiến công té giếng, anh hùng té giếng và liệt sỹ té giếng ở Đồng Tâm.
15.01.2020
0 comments :
Post a Comment